Thứ Hai, 21 tháng 2, 2022

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC KHI LOA BỊ RÈ, BỊ SÔI

 

Trong các hệ thống âm thanh như: Âm thanh hội trường, sân khấu, karaoke, …; chúng ta thấy có lúc loa có hiện tượng bị rè hoặc sôi; đây là hiện tượng khá phổ biến; điều đó sẽ gây ra rất nhiều khó chịu cho người sử dụng; nhất là khi bạn đang hát bản nhạc mà bạn yêu thích nhất. Trong trường hợp này Việt Hưng Audio khuyên các bạn  không cần đem đi sửa chữa; các bạn có thể tự kiểm tra và xử lý. Chúng ta cùng đi tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục nhé.





Nguyên nhân loa bị rè hoặc bị sôi

          Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến loa bị rè, bị sôi; nhưng chủ yếu do các nguyên nhân sau mà các bạn cần quan tâm; đó là:

Hiện tượng Loa hội trường, loa sân khấu… bị rè thường do người sử dụng để micro hú trong thời gian dài; dẫn đến loa của bạn bị tổn hại nghiêm trọng. Khi đó cuộn dây loa sẽ sinh nhiệt cao và không kịp toả ra môi trường quanh nó.

Hệ thống loa không đủ công suất để đáp ứng nhu cầu của bạn; có thể vì bạn sử dụng loa công suất nhỏ nhưng thường mở hết công suất Amply hội trường; khi đó loa bị quá tải, loa bị rung mạnh; dẫn đến màng loa bị rách.

Nguyên nhân khác đó là trường hợp các bạn chia crossover không thích hợp; crosover cho tần số mid, treble quá thấp hoặc trường hợp Amlpi tải loa Treble quá lớn; vì vậy các bạn phải luôn luôn kiểm tra thông số kỹ thuật của loa khi bạn muốn chia crossover.

Một nguyên nhân nữa có thể dẫn đến loa bị rè, bị sôi đó là khi các bạn sử dụng EQ quá mức; hoặc Amply của các bạn đang bị quá tải.

Cách khắc phục hiện tượng loa bị rè, bị sôi

Thông thường những nguyên nhân ở trên dễ dẫn đến hư hỏng phần cứng của loa; trong trường hợp này các bạn hãy kiểm tra loa như sau:

Lấy tay ấn nhẹ vào màng loa; nếu không thấy sát là được; nếu thấy sát thì phải quấn lại loa.

Kiểm tra xem ống côn dây loa và lõi nam châm có bị cạ sát vào nhau không; trường hợp này thường do khi quấn lại loa, người quấn lại loa căn không đúng.

Kiểm tra loa xem keo dán màng loa với côn có bị bong không; hoặc có bị bong keo giữa màng và nhện loa; hoặc rè do có vật rơi vào trong phần côn loa không; kiểm tra xem màng loa có bị rách, hoặc giãn do bị ướt nước; dẫn đến lệch tâm lõi côn loa.

Kiểm tra xem dây dẫn từ trạm dây loa vào màng loa có đảm bảo không; có thể do dây gần đứt, tiếp xúc kém; dẫn đến loa bị rè. Nếu dây gần đứt các bạn nên thay dây dẫn mới cho chắc chắn.

          Cuối cùng vấn đề mà các bạn cần quan tâm đó là để có hệ thống âm thanh hội trường cũng như các hệ thống âm thanh khác có chất lượng âm thanh tốt và ít khi bị hư hỏng thì các thiết bị âm thanh như cục đẩy công suất... của các bạn phải tốt; do đó khi mua các thiết bị âm thanh này các bạn nên chọn mua tại các công ty lớn, có uy tín lâu năm như Việt Hưng Audio để được tư vấn và chọn mua các sản phẩm chính hãng, chất lượng cao với nhiều ưu đãi nhất.



Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2022

CÁCH SỬ DỤNG CỤC ĐẨY CÔNG SUẤT HIỆU QUẢ NHẤT

 

 

Để các hệ thống âm thanh hội trường, đám cưới, âm thanh hội thảo, hay dàn karaoke chuyên nghiệp hoạt động tốt thì không thể thiếu được cục đẩy công suất. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng tối đa hiệu quả công suất của nó. Việt Hưng Audio sẽ giới thiệu cho các bạn biết cách sử dụng cục đẩy sao cho hiệu quả nhất.

Những điều cần biết khi sử dụng cục đẩy công suất

Cũng như các thiết bị âm thanh khác như loa, amply, vang số,… cục đẩy công suất là thiết bị thiết yếu, nó mang lại thành công cho dàn nhạc. Nhưng để nó có thể hoạt động tối đa hiệu suất thì cần lưu ý một số nội dung sau:

·                   

  • Dây cấp nguồn cần đủ lớn để các đầu nối được chắc chắn, đảm bảo truyền tải tốt.
  • Tắt nguồn rồi mới tiến hành kết nối main với loa và các thiết bị khác.
  • Nối cọc tiếp đất của main trước khi dùng cục đẩy.
  • Đặt cục đẩy ở vị trí chắc chắn, tránh nước, lửa, đánh rơi hoặc va đập mạnh gây hư hỏng main.
  • Chú ý thao tác khi sử dụng để tránh bị giật.
  • Lắp đặt những vị trí xa khu vực từ trường, các thiết bị nên đặt trên mặt phẳng.
  • Các thiết bị trong hệ thống phải được kết nối đúng cách.
  • Đấu dây 1+ và 1- với dây loa. Không chập dây 1+ cùng dây 2+, 1- với 2-.
  • Dây tín hiệu không đi song song hoặc vòng cùng dây nguồn, tránh gây ù, nhiễu.
  • Các đấu nối phải được cắm chặt, nếu kết nối lỏng loa sẽ phát ra âm thanh không chuẩn hoặc xì.
  • Vặn hết volume về 0 trước khi bật nguồn. Bật nguồn xong hãy chờ khoảng 5 giây rồi mới vặn volume tăng dần lên.
  • Vặn volume max tốt nhất là khoảng 80 – 90%.




Xem thêm: Cục đẩy công suất chất lượng cao

Cách kết nối cục đẩy với amply karaoke

Để kết nối cục đẩy với amply karaoke hoạt động tốt nhất, bạn nên đấu nối theo trình tự sau:

  • Kết nối LINEOUT của amply với CH.A/CH.B – INPUT của cục đẩy.
  • Nối OUT.A/OUT.B từ công suất ra loa.
  • CH.A/CH.B Link là 2 đường kết nối thêm cục đẩy công suất.

Cách kết nối cục đẩy với loa karaoke

Đấu bình thường với 2 kênh dual chanel có sử dụng tải loa 4 Ohm, 8 Ohm, 1 Chanel. Có thể sử dụng stereo để tách ra 2 đường tín hiệu vào công tắc mono – stereo và để ở vị trí giữa dual. Trường hợp này, bạn chỉ dùng khi bạn không cần nâng công suất quá nhiều. 

Đấu nối kiểu bridge mono: 2 cọc dương của trạm có nhiệm vụ kéo tải, với 1 cọc sẽ trở thành cọc âm. Thông thường cọc bên phải là (+), cọc trái là (-) và chanel nào cọc dương thì cắm tín hiêu vào channel đó.

Công tắc tín hiệu chuyển sang vị trí bridge – mono. Cách này nối tiếp 2 chanel vì vậy mà công suất tăng lên 2 lần; do đó ta nên chỉ sử dụng để kéo loa công suất lớn khoảng 8Ohm.

Điều cuối cùng các bạn cần nhớ đó là: Để hệ thống âm thanh hội trường, cũng như các hệ thống âm thanh khác hoạt động hiệu quả nhất thì trước tiên các bạn cần có các thiết bị âm thanh như cục đẩy công suất, amply, loa… tốt nhất. Các thiết bị âm thanh này bạn nên chọn mua tại các công ty lớn, có uy tín lâu năm như Việt Hưng Audio để được tư vấn và chọn mua các sản phẩm chính hãng, chất lượng cao với nhiều ưu đãi nhất.