Amply karaoke một trong những thiết bị cơ bản và quan trọng trong dàn âm thanh. Nếu muốn được thưởng thức những âm thanh chất lượng chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua những chiếc amply tốt. Để làm được điều đó thì bạn cần phải hiểu rõ về sản phẩm và trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ những kiến thức liên quan đến amply karaoke là gì cũng như cấu tạo và nguyên lí hoạt động của amply.
Amply karaoke là gì?
Trong dàn âm thanh, amply karaoke là thiết bị có nhiệm vụ thu nhận tín hiệu đầu vào từ đầu hát, micro karaoke sau đó xử lí những tín hiệu này và khuếch đại ra loa. Chính vì thế chất lượng âm thanh như thế nào phụ thuộc phần lớn vào amply. Nếu amply có khả năng xử lí tín hiệu tốt thì sẽ mang đến những âm thanh chất lượng hơn, hay hơn.
Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của amply karaoke
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dòng amply khác nhau. Tuy nhiên chúng đều có chung cấu tạo và nguyên lí hoạt động.
Cấu tạo của amply karaoke
Rất nhiều người khi mua amply chỉ quan tâm đến chất lượng âm thanh và hiệu quả hoạt động mà ít chú ý đến cấu tạo cơ bản của nó nên mỗi khi có vấn đề xảy ra thì lại không biết phải xử lí thế nào. Vậy nên khi biết được cấu tạo của amply như thế nào bạn có thể tự mình chữa được nhưng “căn bệnh vặt” mà amply hay mắc phải.
Cấu tạo của amply hội trường gồm rất nhiều bộ phận như: khối nguồn, khối hiển thị, khối công suất và bảo vệ, mạch vào, mạch xử lí âm sắc và tạo hiệu ứng,... Trong đó có 3 bộ phận chính bạn cần hiểu rõ là:
Biến áp nguồn:
Đây là bộ phận có giá trị nhất đối với amply về mặt kinh tế, kích thước của biến áp nguồn tỉ lệ thuận với công suất ghi trên amply tức là biến áp càng to thì công suất càng lớn và giá thành càng tăng. Biến áp nguồn có nhiệm vụ biến đổi điện lưới 110V, 220V xuống điện áp thấp hơn khoảng 30-50VAC rồi qua thiết bị chỉnh lưu và tụ lọc ra điện áp một chiều đối xứng.
Tụ lọc nguồn
Tụ lọc nguồn có nhiệm vụ dự trữ năng lượng điện cho toàn bộ thiết bị điện tử bên trong amply hoạt động và giúp làm ổn định điện áp.
Mạch điện tử công suất
Một amply stereo sẽ có hai mạch điện tử công suất. Đây là một trong những bộ phận quan trọng nhất của amply chính vì vậy các nhà sản xuất đầu tư rất nhiều để thiết kế ra những mạch khuếch đại có độ trung thực cao nhất, ít nhiễu và có khả năng chống méo tốt nhất.
Nguyên lí hoạt động của amply karaoke
Tùy theo nguyên lí thiết kế mạch, amply karaoke được thiết kế với nhiều chế độ hoạt động khác nhau như Class A, AB, B, D,... Với mỗi chế độ hoạt động sẽ có những đặc trưng riêng. Cụ thể:
Amply Class A
Đây là loại amply được thiết kế cho hiệu suất thấp, chỉ khoảng 25%, tức là nếu công suất đầu vào là 100W thì chỉ có 25W công suất được phát ra ở loa, 75W còn lại tổn hao dưới dạng tỏa nhiệt trên sò công suất hoặc đèn điện tử.
Chất lượng âm thanh của amply Class A được đánh giá khá cao với độ méo hài thấp cho chất lượng âm thanh hay hơn.
Amply Class AB
Tương tự với amply Class A, amply Class AB có hiệu suất cao nên cho công suất ra loa lớn. Tuy nhiên với Class AB người ta phải dùng đến 2 sò công suất thì mới đảm bảo việc khuếch đại tín hiệu. Amply Class AB có độ động rộng nên phù hợp khi sử dụng trong không gian rộng
Amply Class B
Đây là dòng amply có hiệu suất vào khoảng 70-80%, tức là trong quá trình hoạt động nếu thiết bị tiêu thụ 100W điện sẽ cho công suất ra loa tối đa 80W còn 20W còn lại sẽ sinh ra nhiệt. Amply Class B là có độ méo hài lớn nên âm thanh có chất lượng không cao.
Amply Class D
Amply Class D có hiệu suất vào rất cao nên khi hoạt động sinh ra rất ít nhiệt. chính vì thế với với amply Class D không cần trang bị lượng nhôm tản nhiệt quá lớn vẫn có thể đảm bảo thiết bị không bị nóng khi phải làm việc trong thời gian dài.
Xem thêm: Cục đẩy công suất chất lượng cao
Như vậy Class thể hiện tỷ lệ công suất đầu vào và đầu ra của một chiếc amply. Với cùng một công suất đầu vào, nếu như công suất đầu ra lớn thì amply tiêu tốn càng ít điện năng và công suất ra loa lớn. Độ méo tiếng sẽ lớn dần từ Class A đến Class D và khả năng xử lí âm thanh sẽ giảm dần từ Class A xuống Class D.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét